G

0909 049 986

Một số nước trên thế giới cấm bao bì sử dụng 1 lần – Lưu kho hàng hóa

Vấn đề tái sử dụng tất cả nguyên liệu, bao gồm bao bì và kinh tế tuần hoàn đang được quan tâm khắp thế giới, các doanh nghiệp cần chú ý để giữ thị trường…

Những năm gần đây, thị trường bao bì thân thiện môi trường có nhiều biến chuyển mạnh mẽ và nhanh chóng, do được thúc đẩy bởi xu hướng tiêu dùng sản phẩm xanh tăng lên trên toàn cầu.

Ngoài ra, dịch Covid-19 kéo dài cũng làm thay đổi thói quen của một bộ phận lớn người dân từ việc đến quán mua đồ theo cách truyền thống sang đặt mua thực phẩm, thức ăn online trên mạng rất tiện lợi. Song song đó là việc phát triển các mẫu mã bao bì phù hợp với xu hướng tiêu dùng mới không ngừng phát triển này.

Tuy nhiên, đối với các sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp cần nắm rõ các yêu cầu tại thị trường mục tiêu liên quan đến bao bì để tránh những trường hợp hàng bị từ chối.

mot-so-nuoc-cam-bao-bi-su-dung-1-lan
Việt Nam dừng sản xuất bao bì nhựa dùng 1 lần sau 31/12/2030

Xu hướng cấm sử dụng sản phẩm nhựa trên thế giới hiện nay được áp dụng tại các nước:

  • Liên minh châu Âu (EU)
  • Đức
  • Canada
  • Anh Quốc
  • Thái Lan

Theo ông Trần Việt Dương –  Chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam – phát biểu tại Hội thảo “Xu hướng mới trong đóng gói, bao bì – Thị trường nội địa và xuất khẩu” rằng nhiều nước nhập khẩu đã có quy định về việc tái chế, hạn chế hoặc cấm bao bì sử dụng một lần. Vấn đề tái sử dụng tất cả nguyên liệu, bao gồm bao bì và kinh tế tuần hoàn đang được quan tâm khắp thế giới, các doanh nghiệp cần chú ý để giữ thị trường.

Theo ông Nguyễn Như Khuê, Tổng Giám đốc Công ty Công nghệ hóa nhựa Bông Sen, bao bì dùng xong không được tái sử dụng đã biến thành rác thải quá nhiều và Việt Nam đã đến lúc phải thay đổi. Nhiều loại bao bì hiện nay được thiết kế chỉ dùng một lần như: túi phức hợp nhiều nguyên liệu, sản phẩm đóng gói cho một lần dùng (dầu gội, sữa tắm…), trong tương lai có thể bị cấm.

Còn bà Nguyễn Thị Xuân Yến, Nhà nghiên cứu về Phát triển bền vững,cho rằng  việc “xanh hóa bao bì” không nằm ngoài mục tiêu tăng sức cạnh tranh và bảo vệ môi trường. Do đó, tư duy lại bao bì cần phương pháp nghiên cứu phát triển bao trùm sản phẩm, dịch vụ như cố gắng sử dụng chất liệu tái chế hơn là nguyên chất, ưu tiên hiệu quả và tương thích với hệ thống tái chế, tái sử dụng và xử lý tại địa phương. 

“Doanh nghiệp cần mang lại trải nghiệm cho người tiêu dùng theo hướng tuần hoàn, gồm: tái chế, tái tạo… Ngoài ra, cần chú trọng công năng của bao bì, tiện nghi cho người dùng, phòng tránh độc hại xâm nhập, sử dụng một loại chất liệu”, bà Yến nhấn mạnh. 

Để doanh nghiệp nắm bắt được xu thế trong phát triển, thiết kế sản phẩm bao bì phù hợp với xu hướng tiêu dùng và các quy chuẩn trong nước và quốc tế, bà Hồ Ngọc Phương Thảo, Đánh giá viên trưởng về các tiêu chuẩn quốc tế HACCP, ISO 22000, FSSC, BRC đã thông tin đến doanh nghiệp về “Những lưu ý trong việc thiết kế bao bì, đảm bảo các yêu cầu từ các nhà nhập khẩu quốc tế.

Enter your keyword